Dự báo tốt, Thiệt hại lớn. Do đâu? - phần 1

Hàng năm, tác động của các thiên tai khí tượng thuỷ văn nguy hiểm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn gây ra những thiệt hại ngày càng tăng về người, phá huỷ các công trình xây dựng, sản xuất nông nghiệp, dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế. Tất cả những điều này vẫn xảy ra dù có một thực tế là những thiên tai này đều đã được dự báo sớm, dự báo tốt, thậm chí còn có độ chính xác cao, thông tin được truyền phát kịp thời, đầy đủ đến người dân như với cơn bão số 10 năm 2017. 
Hình ảnh về trận lũ tháng 10/2017

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những thiệt hại vẫn không ngừng tăng và chưa bao giờ là con số 0 trong các lần có thiên tai này?
Trước khi đi vào thảo luận ký kiến cá nhân. Xin được chia sẻ những cách làm của các nước tiên tiến trong khu vực.


1. Dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm ở Hồng Kong

Nguồn: http://www.hko.gov.hk/wservice/warning/rainstor.htm

Hồng Kong sử dụng các bảng màu kèm theo hiện tượng. Hồng Kong đưa ra ba thang màu: màu cam, màu đỏ và màu đen. Cảnh báo màu cam được đưa ra trong trường hợp có khả năng mưa lớn mưa tăng đến mức cảnh báo đỏ hoặc đen. Trong trường hợp này, một số khu vực trũng thấp có thể bị ngập úng. Một số cơ quan chính phủ trọng yếu (bộ giao thông, cảnh sát…) phải được đưa vào tình trạng sẵn sàng ứng phó. Ngưỡng mưa được Hồng Kong sử dụng là 30mm/h.
Cảnh báo màu đỏ và màu đen được đưa ra khi mưa có thể gây ngập nghiêm trọng và gây ách tắc giao thông. Khi này cần có phản ứng khẩn cấp của các cấp chính quyền địa phương, trung ương, cảnh sát, thoát nước đô thị… Dân chúng cần được tư vấn những hành động cụ thể cần thực hiện để tránh thiệt hại. Ngưỡng cảnh báo màu đỏ và đen tương ứng mưa 50mm/h và 70mm/h
Thời hạn cảnh báo: Cơ quan khí tượng Hồng Kong đưa ra cảnh báo vài giờ trước khi mưa bắt đầu, tuy nhiên trong một số trường hợp mưa dông phát triển nhanh thì thời gian cảnh báo sẽ ngắn hơn, thậm chí rất ngắn. Không phải sau bất cứ cảnh báo cam nào cũng là cảnh báo đỏ; và ngược lại, không phải bất cứ cảnh báo đỏ nào cũng bắt đầu bằng cảnh báo cam.

2. Dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm ở Nhật Bản:

http://www.jma.go.jp/jma/en/Emergency_Warning/ew_index.html

Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra các cảnh báo khác nhau đến công chúng đối với các loại thiên tai khác nhau trong đó có động đất, sóng thần và mưa lớn. Ngoài các bản tin cảnh báo, dự báo hàng ngày và định kỳ, JMA còn đưa ra các cảnh báo khẩn cấp để cảnh báo người dân về những thiên tai vượt quá ngưỡng cảnh báo được xác định trước. Khi cảnh báo khẩn cấp được phát ra thì các cảnh báo, dự báo định kỳ vẫn được ban hành bình thường, theo đúng định sẵn có.

Các tiêu chí cho việc ban hành Cảnh báo Khẩn cấp được xác định dựa trên quan điểm của chính quyền địa phương phụ trách quản lý thiên tai cho các khu vực của họ.


Hình 1: Các loại thiên tai được đưa trong tin cảnh báo khẩn cấp



Hình 2: Cảnh báo và Cảnh báo khẩn cấp đối với mưa lớn

Đối với mưa lớn, các bản tin về mưa lớn được đưa ra khi có khả năng xảy ra mưa lớn khi có mưa trên 30mm/giờ hoặc 60-80mm/3 giờ hoặc 90-130 mm/24 giờ. Tuy nhiên các ngưỡng mưa lớn này tùy thuộc vào từng vùng. Cảnh báo mưa lớn đưa ra khi lượng mưa trên 50mm/ giờ, hoặc 80-110 mm/ 3 giờ hoặc 150-200 mm/ 24 giờ. (chi tiết xem tại: http://www.mcic.or.jp/bosai/english/page20.html)
Sau khi có cảnh báo mưa lớn, tùy thuộc vào điều kiện địa phương khu vực mưa lớn, có thể ra cảnh báo trượt lở (sediment incident) hoặc ngập lụt (inundation) do mưa lớn.

Đặc biệt khi mưa tiếp tục kéo dài, lượng mưa có thể đạt mức hiếm gặp trong vòng từ 1 thập kỷ trở lên thì sẽ đưa ra cảnh báo khẩn cấp.

Thời hạn cảnh báo: Tin mưa lớn được đưa ra trong các bản tin hàng ngày, trước khi mưa lớn xảy ra 48 giờ, 24 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 1 giờ và đôi khi ngay trước khi mưa lớn xảy ra.